Chi Bảo - Giải nhì Cuộc thi truyện ngắn trên Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam (3/2006 -3/2007), “I am đà bà” đã gây xôn xao dư luận với nhiều luồng ý kiến. Sau đó, truyện ngắn bị rút giải thưởng đằng sau đó là những uẩn khúc thắc mắc của bạn đọc.
Một hiện thực xã hội Việt Nam những năm chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở những làng quê đã thoát khỏi cái cổng làng để mở rộng thế giới quan của mình. Vì miếng cơm manh áo, chị em phụ nữ tìm mọi cách xuất khẩu lao động với mộng tưởng làm giàu. Nhưng trên đất khách các chị phải vất vả lao động, bị cán dỗ, bị đẩy vào tù, vào chỗ chết. Đó là thảm cảnh đau thương của người lao động Việt Nam . Truyện ngắn đã nâng tầm khái quát thành công hình ảnh người phụ nữ Việt với đầy đủ phẩm chất chịu thương chịu khó, cần cù, tiêu biểu là lòng nhân ái của con người nhưng vì miếng cơm manh áo mà bị đẩy vào đường cùng. Trong cái tội lỗi ấy, là những tâm sự của một giống người bản năng đang cần sự tha thứ của đồng loại.
Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh bần hàn của một làng quê, Thị nhặt được đứa con rơi trong rừng và mang về nuôi bằng tất cả tình thương của con người. Cuộc sống khốn khó khi có thêm một miệng ăn rồi những đứa trẻ lớn dần, Thị đã xuất ngoại như những người trong làng để kiếm tiền. Thị được nhận chăm sóc một người bệnh bị liệt toàn thân sau tai nạn. Bằng tình thương, tấm lòng, sự ân cần chu đáo người bệnh đã có biểu hiện sống như cử động chân tay, biết khóc, biết nhìn...Trong một phút yếu lòng Thị đã phản bội chồng, chẳng ngờ vợ người bệnh đặt camera theo dõi. Thị bị bắt với tội danh quấy rối tình dục , trong tù Thị đã dằn vặt và tự tìm cho mình sự thanh mình khi ra tòa, lời thốt lên duy nhất để lý giải của Thị đó là vì: I am đà bà.
Truyện I am đàn bà đúng với nghĩa của tiêu đề, bằng ngôn ngữ dung dị, những câu chuyện tầm phào thường ngày nhưng đã có sức lan tỏa làm ấm lên một con bệnh. Con bệnh bị liệt toàn thân, không có cảm giác của con người ấy đã được Thị sưởi ấm bằng những cử chỉ âu yếm, cách trò chuyện thân mật mà chính người thân trong gia đình con bệnh cũng không có nổi. Thị đã dùng biện pháp cao nhất của một người đàn bà để đem lại sự sống, ham muốn đối với người đàn ông đang bị bệnh kia, đó cũng là con dao 2 lưỡi khiến chị phải vào tù.
So với truyện ngắn khác cùng trào lưu sexy trong văn học như Bóng Đè, Xin lỗi em chỉ là con đĩ …tác giả đã khai thác một hình tượng nhân vật mang tính hiện thực hơn so với hình tượng nhân vật trong Bóng Đè ( Hoàng Diệu), và thành công ở cách viết thật, không khái quát vấn đề trừu tượng.
Qua toàn bộ lời kể của nhân vật Thị, những lời tự bạch với một con bệnh vô tri vô giác, cái tình người được đẩy lên làm chủ ẩn ý của Y Ban. Đó là lòng yêu thương con người với con người, mặc dù đó không phải là người thân mình,không cùng huyết thống. Đó là bản chất của người Việt Nam truyền thống. Qua câu chuyện cũng ẩn ý lên một nghĩa hàm ẩn: Thị đại diện cho người phụ nữ Việt Nam yêu gia đình, một mực chung thủy nhưng trong lúc yếu lòng không làm chủ được mình đã phản bội. Thị đã hối lỗi và dằn vặt lòng mình và cần sự tha thứ. Đó chính là vấn đề mà cả xã hội đang bàn cãi: Phụ nữ luôn bị dè bỉu khi mắc lỗi, họ không có nữ quyền.
Truyện ngắn viết vào tháng 3/2006 với độ dài 8.300 chữ ( sau khi đã lược bỏ) với lời văn giản dụ mộc mạc nhưng rất thật. Không có tình tiết gay cấn, ly kỳ nhưng lại miêu tả chi tiết cả sinh lý và tâm lý con người. Nhà văn phải rất am hiểu vấn đề này mới miêu tả được tỉ mỉ như vậy. Mang giọng văn sexy nhưng lại khác với Bóng Đè là giọng văn đậm chất nhà nông, bộc trực của nhân vật, không một chút cầu kỳ cách tân trong sử dụng ngôn ngữ. Điều đặc biệt ở đây, toàn bộ lời thoại đều là độc thoại của nhân vật chính với người bệnh, người bệnh không có phản ứng cử chỉ hay trả lời lại mà chỉ là Thị độc thoại, những lời độc thoại này coi như là chủ ý của tác giả khiến cho tất cả những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam được hiện lênm được tỏa sáng, một tấm lòng nhân ái, tần tảo, chăm chút vì gia đình, mang bầu tâm sự của người mẹ xa con, người vợ xa chồng, người viễn xứ xa quê.
Truyện ngắn ra đời gặp nhiều trắc trở, lao đao vì dư luận và giải thưởng, sự mơ hồ giữa nhân bản và dâm thụ còn chưa được cắt nghĩa, lý giải. Y Ban đã từng phát biểu giải thích về tác phẩm của mình : “ viết về sex tục hay không tục là do câu chữ. Nếu mình viết trực tiếp, thắng tuột về nó như một thứ nhu cầu bản năng, kích động ở người đọc những ý nghĩ không lành mạnh, không trong sáng thì tác phẩm sẽ trở nên phản cảm. Nhưng nếu tác giả khéo léo, thay thế những khái niệm về các bộ phận, các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương hơn, phủ lên chi tiết “tục” những ý nghĩa rất người, đưa trí tưởng tượng của độc giả đến các vấn đề nhân văn thì khi đó, người đọc sẽ không "lăn tăn" đến chuyện đề tài nữa…
Tôi là người làm báo, tiếp xúc với không ít số phận đáng thương của những người đi lao động xuất khẩu nhưng tôi vẫn rất đau đớn khi đọc được tin này. …
Tại sao người phụ nữ Việt Nam lại có thể bị kiện vì tội “quấy rối tình dục”? Ngày xưa, tôi lớn lên ở quê. Tôi còn nhớ, các bà còn răn dạy con cháu trong nhà rằng, “đàn ông nhà mày đi xa, mày có thèm thì lấy gót chân mà dí vào, đừng có dại dột mà làng nước người ta chửi vào mặt”. Đấy, người phụ nữ Việt Nam nhẫn nhịn như thế cơ mà.”
Nhà văn Dạ Ngân - Trưởng Ban Văn xuôi báo Văn nghệ cho rằng: “ Tôi thấy "I am đàn bà" rất nhân bản, nói về một phụ nữ nông dân làm "Oshin" cho người Đài Loan. Rồi người bệnh đã có tình cảm với người phụ nữ giúp việc... Đó là câu chuyện về sự ẩn ức tình dục của người phụ nữ nhưng đó cũng là nguyện vọng tự nhiên mà chứng nhân bản của người phụ nữ. Đây là câu chuyện rất điển hình mà nhà văn chắc cũng phải nhiều trắc ẩn lắm mới viết được như thế. Lần đầu tiên tôi thấy Y Ban thoát được những vấn đề cá nhân của mình, hóa thân vào nhân vật phụ nữ nông thôn rất giỏi, nhất là khi người phụ ấy độc thoại triền miên. I am đàn bà là một truyện hay, không có vấn đề về thuần phong mỹ tục”.
Truyên gây xúc động về số phận người phụ nữ trong thời đại mới. Nhà văn Y Ban đã mạnh dạn nói lên nỗi khao khát và ước vọng sống bằng chính bản chất cố hữu của người phụ nữ: được yêu thương, được tự do và được xem bình đẳng như nam giới. Ngòi bút của cô thấm đẫm nỗi đau, và khao khát bức phá vượt ra ngoài cái khuôn khổ bình thường của người phụ nữ vốn đã bị tư tưởng phong kiến đè nặng bấy lâu trong tâm hồn người Việt
Tuy nhiên, bên cạnh đó tác phẩm vẫn còn tồn tại ở những nhược điểm: chi tiết và xây dựng nhân vật đôi khi còn đơn giản, chưa phong phú, các nhân vật và chi tiết đôi khi trùng lặp và chưa được đẩy tới cùng. Ngôn ngữ nhiều câu sáo rỗng, ngôn ngữ nói nhưng lại như được gọt dũa, chưa thể hiện rõ ràng ngôn ngữ sinh hoạt của nhân vật. Truyện chưa đẩy đến cao trào xúc động cho độc giả.
Cách mô tả của tác giả hơi thô, sa lầy vào quá nhiều chi tiết nhạy cảm một cách không thật cần thiết. Ví dụ:
Trang 15: "Như hôm trước ấy, khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái chỗ nhạy cảm đó, nó cứ phồng to nên rồi cứng nhắc. Thị đã đỏ mặt tía tai chạy ra khỏi nhà tắm. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm".
“Thị cẩn thật sờ vào con giống của ông chủ. Mềm, vẫn là mềm rồi. Nhưng khi nãy rõ ràng là thị thấy có cảm giác nó động đậy và cưng cứng. Thị nắm tay vào con giống và nín thở để nghe ngóng, như cái cách thầy lang bắt mạch cho con bệnh. Tích tắc tích tắc... Thị nghe rõ tiếng đập thùm thụp của trái tim thị. Và thị cũng cảm nhận thấy sự lớn dần lên của con giống.
Cuối truyện là kết thúc bỏ ngỏ, người đọc cảm giác hụt hẫng. Kết thúc câu chuyện chưa tao sự gắn kết về mặt logic cho sự việc Thị nhặt được đứa con rơi trong rừng trong đoạn đầu. Theo như quán tính của người đọc sẽ hình dung hình ảnh cu Đức trong truyện chính là nhân vật chính là cốt lõi câu chuyện , nhưng Y Ban chỉ sử dụng ở đoạn đầu để khái quát lên hình tượng nhân vật Thị tượng trưng cho tấm lòng người dân nghèo Việt Nam, về sau nhân vật cu Đức càng bị lu mờ, trọng tâm chuyển sang nhân vật Thị, người đọc mới ngã ngửa. Có thể coi đó là tạo bất ngờ cho truyện.
Bài viết môn Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật - giảng viên, nhà phê bình PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
Chi Bảo
blog bạn sắp trở thành cái blog truyện :))
Trả lờiXóaPika rock: nè, sao lại là 'cái' nhỉ? hic
Trả lờiXóa