Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Đất tổ đèn trời phập phồng đón Trung thu


Mỗi năm, huyện Đông Hưng, Thái Bình bán ra hàng triệu đèn trời cho thị trường cả nước. Trước ngày 15/9/2009 - thời điểm lệnh cấm đèn trời chính thức có hiệu lực - phóng viên đã tìm về nơi được coi là đất tổ của đèn trời này.

Có lệnh, chấp hành ngay

Chị Hồng, người kiếm kế sinh nhai bằng hàng thịt sau khi ngừng sản xuất đèn trời tại thôn Phạm (xã Phú Châu, huyện Đông Hưng) cho hay, mặc dù tới 15/9 lệnh cấm mới có hiệu lực, nhưng người làng đã ngừng sản xuất từ lâu, với tinh thần tự nguyện.

Cách nhà chị Hồng không xa là cơ sở sản xuất đèn trời của ông Tắc, một nghệ nhân vừa được danh hiệu 50 năm tuổi Đảng. Gọi là xưởng thì có lẽ hơi quá so với quy mô nhưng cơ sở sản xuất này cũng được xây dựng khá bài bản.
vv
Những bao bì đựng sợi bấc còn tồn lại ở xưởng nhà ông Tắc.
Cơ sở này có khoảng hai chục người, thu nhập bình quân 900.000-1.200.000 đồng/ tháng, riêng lời lãi của ông Tắc khoảng 40 triệu đồng mỗi năm. Tính chung cả xã Phú Châu, mỗi năm đèn trời mang lại từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Đặng - đại diện cho các cơ sở đèn trời của thôn Cốc cho hay, vì không được báo trước, nên từ đầu năm đến nay, các cơ sở sản xuất đã mua nguyên liệu và sản xuất lượng hàng khá lớn, tiêu thụ chưa hết. Hiện gia đình ông còn khoảng 2.000 chiếc đèn.

Tình hình càng khó khăn hơn với những gia đình vay vốn tín dụng, ngân hàng để lấy tiền làm nghề. Theo ông Đặng, cả xã hiện tồn đọng khoảng 370 triệu đồng bao gồm nan vành, giấy, sợi bấc, mỡ lợn, quả đèn..., chưa tính các nguyên liệu khác.

Đặc biệt, đã có rất nhiều đơn đặt hàng phục vụ cho nhu cầu ngày Tết Trung thu bị hủy.


TIN LIÊN QUAN
Khi nhắc đến những vụ đèn trời gây cháy rừng, cháy cáp viễn thông trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, ông Tắc và những nghệ nhân khác trong nghề khẳng định rằng từ trước đến nay, ở Thái Bình chưa xảy ra các sự cố tương tự như các địa phương Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng…

Cũng theo những người này, 100% đèn trời sản xuất ở những làng nghề Thái Bình đốt lên là cháy hết. Lý giải hiện tượng đèn trời khi rơi xuống vẫn cháy, các nghệ nhân đưa ra một số nguyên nhân như làm đèn với kĩ thuật không chuẩn, hoặc do không biết cách đốt đèn.

Ở nhà ông Tắc, cứ 50 quả đèn trời thì được đóng thành gói cẩn thận và có một tờ giấy hướng dẫn cách sử dụng. Thậm chí, xã Phú Châu cũng có tổ bảo vệ kiểm tra chất lượng mặt hàng.

Chưa nhận được sự hỗ trợ nào

Không chỉ có Phú Châu mà rất nhiều xã khác của huyện Đông Hưng như Đông Hoàng, Đông Phương, Đông Động, Nguyên Xá... và một số ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cũng mưu sinh bằng nghề cổ truyền này.
v
Ông Phạm Văn Tắc đọc tờ đơn xin hỗ trợ của các nghệ nhân đèn trời xã Phú Châu, có chứng thực của UBND xã.
Chị Vũ Nguyễn Thị Lanh, xóm 3, Nguyên Xá, Đông Hưng) nói gia đình phải chạy vạy rất vất vả vì có hai cậu con trai học cấp 3 và đại học. “Nếu được làm đèn, mỗi tháng cũng kiếm được chừng 2 triệu đồng, cũng đỡ hơn nhiều”, chị nói.

Nhiều người trong xã Nguyên Xá chuyển sang làm công nhân may hay công nhân bật lửa cho xí nghiệp tư nhân tại những Khu công nghiệp trong huyện, nhưng thu nhập bâp bênh vì còn bỡ ngỡ.

Ngay sau khi nhận được công văn cấm đèn trời, ông Tắc và tất cả các nghệ nhân, xưởng sản xuất trong xã Phú Châu thông qua UBND xã Phú Châu gửi đơn xin hỗ trợ khó khăn tới các Bộ, ngành, nhưng hiện vẫn chưa có bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Mong muốn chung của người dân nơi đây là kịp thời nhận được sự hỗ trợ để qua được giai đoạn khó khăn ban đầu khi ngừng sản xuất đèn trời.


Chi Bảo ( đăng Bee.net.vn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi