Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2009

Đà Nẵng: Nói không với nạn ăn xin.


Một cô bé đi vào giữa những những khu bàn ghế vỉa hè chìa ra phong bao kẹo cao su đến mời: “chị mua kẹo không?”. Một chị ngồi bên cạnh với tay đưa 1000 cho cô bé mà không lấy một cái kẹo nào, hỏi han một hồi, sau đó cô bé đi mất.

Từ rất lâu Đà Nẵng không có hiện tượng ăn xin đầu đường hè phố, mà theo như Hà Nội, Hồ Chí Minh thì đó là một vấn nạn lớn chưa giải quyết được. Hiện thành phố đã thực hiện xóa xong hộ đói, số hộ nghèo giảm hẳn, đời sống nhân dân được cải thiện, mức sống của đa số hộ chính sách được nâng lên trên mức sống trung bình của dân cư. 100% hộ gia đình chính sách nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm, gần 70% hộ nghèo có nhà xây. Người nghèo được hỗ trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Bên cạnh đó, thành phố còn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, giải quyết vốn làm ăn cho người phạm tội sau khi ra tù để họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, hiện nay người có hộ khẩu ở Đà Nẵng không còn ai phải lang thang xin ăn, chỉ còn một số ít từ nơi khác đến.


Hai bên vỉa hè hầu như không có tình trạng hàng bán

quà vặt, hàng nước, hàng rong …

Với người lang thang xin ăn vãng lai, thành phố lập một đường dây nóng. Khi phát hiện trường hợp nào, người dân sẽ thông báo với có quan có trách nhiệm, và thưởng tiền cho người phát hiện. Đây là cách làm rất cương quyết và cứng rắn. Cơ quan này sẽ đưa người ăn xin về các trung tâm dạy nghề, phối hợp với địa phương trả họ về quê quán. Trường hợp người già cả neo đơn thì gửi vào các trung tâm nuôi dưỡng. Anh Trần Văn Duy- Công ty CP Lilama7 - 320 đường 2/9, Q.Hải châu, sau một thời gian chuyển đến Đà Nẵng công tác, anh có dự định ăn cư lạc nghiệp tại địa danh này mặc dù không có người thân, họ hàng: “cuộc sống ở nơi đây dễ chịu, con người thân thiện và hòa đồng,an toàn những người ăn xin được đưa vào trại tập trung nơi đó họ được dậy nghề...từ đó có thể nói nó vừa mang lại sự văn minh lịch sự cho thành phố và còn mang tính nhân văn cao cả”.

Trên các tuyến đường thành phố, không có những biển hiệu quảng cáo, pano, áp phích chi chít nham nhở mà thay vào đó chỉ 1 biển hiệu cấm bán hàng vỉa hè, tụ họp. Lòng đường, vỉa hè vì thế mà sạch sẽ, thoáng mát, không thấy những cảnh hàng nước, hàng rong làm xấu cảnh quan đô thị nữa. Điều mà du khách ở đây ai cũng thấy lạ lẫm và khác biệt. “Là một thành phố trẻ, mặc dù rất phát triển nhưng nhưng lại không ồn ào, rất yên bình và thoải mái, an toàn, đường phố lại rất dễ đi không sợ bị lạc. Nếu có cơ hội mình sẽ vào thăm Đà Nẵng lần nữa với bạn bè”( Bạn Trần Thu, một sinh viên Hà Nội đến Đà Nẵng cùng với gia đình).

Dọc theo tuyến đường quốc lộ Nguyễn Tất Thành- những

khẩu hiệu này dường như đã ăn sâu vào trí nhớ của người dân Đà Nẵng.

Để có được thành quả này, phải kể đến chính sách quy hoạch của Tỉnh nhà, đặc biệt là chương trình 5 không được đề ra năm 2005(không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có giết người để cướp của), đồng thời kết hợp với cuộc vận động ý thức của người dân. Đến bao giờ, mô hình này mới được nhân rộng ra cả nước?

Theo kết quả UBND TP Đà Nẵng:

Ý thức lao động xây dựng thành phố - một thành tố quan trọng của ý thức đạo đức cho những chỉ số rất lạc quan : rất tích cực 16,43% ; tích cực 51,14% ; bình thường 29% ; 70% số công nhân, lao động được hỏi cho rằng tinh thần giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người đã tốt hơn trước.

Các vấn đề liên quan đến cuộc sống văn minh, trật tự kỷ cương đô thị được nhân dân hết sức quan tâm : Pháp lệnh bảo vệ môi trường : 60% ; lập lại trật tự giao thông (NĐ 36, 39/ CP) : 74,86% ; vấn đề lập lại trật tự trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, bài trừ tệ nạn xã hội (NĐ 87/ CP) :75,86%.

Nhận thức của nhân dân về những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống đô thị hiện nay cũng rất tập trung và chính xác : công ăn việc làm : 82,86% ; đạo đức xã hội :67,57% ; an ninh trật tự : 64,14% ; môi trường đô thị : 61,57%. Nếp sống văn minh đô thị đã và đang từng bước được thiết lập, phát huy tác dụng trong đời sống xã hội.


Bài này hơi chuối vì đến hạn phải nộp nên cố rặn ra tẹo, mong mọi người đừng chê ;)
Chi Bảo


4 nhận xét:

  1. Rat hay! Nhưng tớ nghĩ ăn xin vẫn còn là vấn nạn của thành phố này. Bằng chứng là những người ăn xin vẫn tiếp tục "hành nghề" bằng nhiều nhghề khác nhau. Và những khách du lich qua nơi này chắc vẫn còn đựoc làm từ thiện dài dài ...

    Trả lờiXóa
  2. Không cho xin ăn.Bắt người ta nhịn đói hả?Sông ra sao nhỉ?Chắc chít...

    Trả lờiXóa
  3. ơ, không đọc kĩ àh. ăn xin được tập trung lại trung tâm dậy nghề, sau đó đào tạo kiếm sống và trả về địa phương

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi