Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Bước chân của anh hùng chữa Bỏng


Ông Vũ Trung Hiện- Chủ tịch hội cựu chiến binh xã An Quý- Quỳnh Phụ - Thái Bình: “ Đồng chí Đào Viết Thoàn là một thương binh nặng, nhưng cũng là hội viên hội cựu chiến binh xã An Quý. Gần 30 năm nay đồng chí đã chữa khỏi bệnh cho hơn 200.000 bệnh nhân bỏng trong cả nước, con em thương bệnh binh, người nghèo, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặc biệt hơn 1000 bệnh nhân được chữa bệnh miễn phí. Ngoài ra việc hoạt động hội rất tích cực, gương mẫu, được bằng khen của hội chữ thập đỏ, hội người tàn tật… Với các phong trào thi đua gương mẫu, đồng chí Thoàn xứng danh là anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ mới hiện nay.

PV: Thưa anh Thoàn, hiện tại tên tuổi anh được rất nhiều người biết đến anh là một quân nhân đã từng bị thương trong chiến tranh. Bây giờ anh đã là một thầy thuốc, anh có suy nghĩ như thế nào khi chọn nghề này? Đào Viết Thoàn cùng người vợ hằng ngày chữa bệnh ngay tại nhà.
ĐVT: trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc tôi bị thương rất nặng, được đơn vị đưa về bệnh viên quân y 103 chữa chạy. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thầy thuốc, đồng bào sau 1 năm thì vết thương tự khỏi. Riêng vết thương ở bàn chân không liền, thầy thuốc bệnh viên đã tư vấn giới thiệu cho tôi đến gặp sự cụ Thích Đàm Lương trụ trì ở chùa Trắng, thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, Thanh trì, Hà Nội để trị thương dứt điểm vết thương ở bàn chân. Trong thời gian nương nhờ cửa phật, tôi được nhân làm con nuôi, tôi xin phép đơn vị được ở lại đó dưỡng thương, điều trị. Sau 5 năm(1987) được đơn vị cho về với thương tật nặng. Xuất phát từ suy nghĩ của tôi lúc còn bị thương, được sự quan tâm đùm bọc của đồng bào chiến sĩ cả nước, trở về tôi cũng cố gắng vượt qua mọi thử thách, khó khăn học tập, rèn luyện qua những kiến thức y học và thầy Thích Đàm Lương truyền dậy. Tôi tham khảo thêm các tài liệu y học, khoa học hiện đại, kết hợp giữa khoa học hiện đại và y học cổ truyền cứu giúp cho chính mình, rồi đến người nhà, hàng xóm, những người bị nạn. Bản thân tôi cũng cố gắng để hoàn thiện phẩm chất của mình.
Mới đầu thì chữa trị cho mọi người thân, hàng xóm và từ hiệu quả thiết thực thì đã lan ra ngoài tỉnh. Từ đó đến nay đã gần 20 năm, cứu chữa gần 2 vạn bệnh nhân, không để lại tai biến. Phương pháp điều trị của Tôi chỉ lấy chứ Tâm là chủ yếu, cả tấm lòng và sức lực của mình, làm sao cho mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc.


Bà Thanh( Chiêm Thuận- Thái Thụy- Thái Bình) bế cháu Khiêm được 23 tháng tuổi đang điều trị ở đây, toàn bộ lưng, đầu và gáy, chân bị băng bó vì bỏng. Lúc đầu bà rất lo lắng vì bệnh viện huyện giới thiệu lên tuyến trung ương, bỏi mẹ cháu cũng vừa mới sinh đang trong thời gian dưỡng sức. Bà tâm sự “đến chỗ bác Thoàn cũng là cái tình cờ biết qua tivi, cháu đã điều trị ở đây 3 hôm, được chăm sóc, thay băng, bôi thuôc giờ đã khỏe rất nhiều, tươi tỉnh lắm”.
PV: Được biết hiện nay bệnh nhân đến điều trị ở nhà anh rất đông, vậy thì a sẽ phải xắp xếp công việc hàng ngày của mình như thế nào?
ĐVT: Tôi đã cố gắng phân phối thời gian cho hợp lý, hằng ngày phải tiếp nhận 40-45 bệnh nhân cả nội ngoại trú, nội tỉnh và ngoại tỉnh rất nhiều, bệnh của họ cũng không chỉ là bệnh bỏng mà còn nhiều bệnh khác. Để đem lại sức lao động niềm vui của người bệnh, bản thân tôi cũng luôn phải vượt lên chính mình, sắp xếp thời gian có ngày phải làm 15-16h. Rất nhiều đối tượng bệnh nhân đến điều trị, có những người già, trẻ em, hay có cháu mới sinh được ít ngày nên việc quản lý, chăm sóc vết thương rất vất vả. Nhớ đến lời dậy của Cụ Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tôi luôn phải cố gắng.
PV: Việc chữa bệnh là không có ngày giờ, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bệnh, như vậy thì những lúc đêm hôm, mưa gió thì công việc của anh như thế nào?
ĐVT: Người bệnh đến cả nửa đêm gà gáy, mưa gió, hay lúc ăn cơm cũng phải bỏ vì nỗi đau của người bệnh cũng là nỗi đau của chính mình.
PV: Ngày bình thường đã vậy, thế còn những ngày đặc biệt như ngày tết thì công việc anh thế nào?
ĐVT: Ngày tết thì số lượng bệnh nhân lại đông hơn nhiều, quỹ thời gian của người bệnh cũng phải hối hả hơn. Thường chưa có năm nào gia đình tôi đón xuân được trọn vẹn, công việc vì thế cũng bận rộn.
PV: Ngoài công tác chữa bệnh, anh có tham gia vào các hoạt động địa phương hay không ?
ĐVT: Tôi tham gia và hoạt động ở ủy viên ủy ban mặt trận tổ quốc xã, hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh xã, thường xuyên họp, giao lưu làm công tác xã hội. vừa chữa bệnh vừa động viên người bệnh vươn lên bệnh tật, vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực văn hóa xã hội, đoàn kết ở địa phương. Vận động người bệnh vươn lên chiến thắng bệnh tật, yên tâm tin tưởng, lạc quan về tinh thần

PV: Được biết anh còn tham gia các hoạt động từ thiện, vậy anh có dự định gì cho hoạt động này trong tương lai?

ĐVT: Hoạt động từ thiện tôi làm từ rất lâu rồi, tôi thấy hạnh phúc, vui vẻ.Nhờ ơn Đảng, nhà nước, nhân dân, tôi luôn cố gắng hoàn thiện mình bằng chữ Tâm. Việc điều trị cho người bệnh tại nhà sao cho hiệu quả nhất, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân khi thay băng, cuối cùng cũng hạn chế thấp nhất chi phí cho người bệnh. Bệnh nhân đến điều trị sẽ nội trú tại gia, điện nước chi phí sinh hoạt được miễn phí…
PV: Hiện tại địa phương đã có quỹ từ thiện chưa?

ĐVT: Địa phương tôi vẫn còn nghèo, hiện tại chưa có quỹ gì . Bản thân tôi cũng phải đi vận động, chăm sóc người bệnh, không đòi hỏi gì

PV: Nếu bây giờ có bệnh nhân đến chữa bệnh, bệnh rất nặng, nhưng điều kiện gia đình họ rất khó khăn về kinh tế, không có kinh phí để chữa bệnh, anh suy nghĩ thế nào?
ĐVT: Có những bệnh nhân đến đây không nơi nương tựa, hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng thanh toán thì gia đình họ có thể làm đơn lên chính quyền địa phương xác nhận, nếu không có chính quyền tôi vẫn giúp họ.

PV: Khó khăn trong việc hành nghề hiện nay cũng như về sau của anh?

ĐVT: Việc chữa bệnh bỏng phải kết hợp cả hiện đại và cổ truyền, mang tính đa khoa, vừa truyền dịch, tiếp nước, liên quan cả phẫu thuật, tiêm, kháng sinh, rất dễ nhiễm trùng, nhiễm độc... về mặt chuyên môn cũng không ít khó khăn, Tôi chuyên về đông y những lúc vượt quá phạm vi sang Tây y như tiếp nước, truyền dịch, hồi sức chống nhiễm trùng nhiễm độc là tôi phải nhờ cơ sở y tế thực hiện. Những bệnh nhân nặng tốn kém về kinh phí, mà khả năng của người bệnh chỉ có giới hạn, bản thân tôi cố gắng động viên họ và giúp đỡ họ.

PV: Cách giải quyết những tình huống khó khăn trên của anh như thế nào?

ĐVT: Những trường hợp khó khăn vượt tầm vĩ mô của tôi làm thì tôi giới thiệu họ đến cơ sở y tế tuyến huyện, trạm xá xã để họ truyền dịch, hồi sức, sau đó về điều trị tiếp.

PV: Trong thâm tâm anh có đề nghị hay nguyện vọng, tâm sự gì với chính quyền địa phương hay không?

ĐVT: Tôi cảm ơn chính quyền địa phương huyện, tỉnh đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đức Phong- Chi Bảo
Chi Bảo và chú Thoàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi