Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Công nhân chè Yên Bái - giấc mơ cả đời vẫn nghèo!


Người dân vùng chè Yên Bái phơi mặt trời nắng để hái từng cọng chè.( Ảnh: internet)

Tình cờ lướt web baoyenbai.com.vn ( Báo điện tử tỉnh Yên Bái) xem tình hình quê mình thế nào, đọc bài Ký sự Vùng chè khiến mình có nhiều bức xúc và suy nghĩ. Đó là vùng quê nơi mình sinh ra và đã từng phải lao động ở độ tuổi mẫu giáo, đó như là cái lệ ở vùng đất chè này, trẻ em mới chừng 4-5 tuổi hồi đó đã phải lao động kiếm sống. Thời đó qua rồi, nhưng bây giờ vẫn còn khá phổ biến. Bài viết khiến mình thấy bực tức vì nói là ký sự vùng chè nhưng lại không hề có ký sự, không có chủ thể vùng chè đâu mà toàn là "Nỗi lòng" của các doanh nghiệp chè. Nghe có vẻ thảm thương, ảo não quá nhưng đã là doanh nghiệp thì phải có cái đầu, phải có cách kinh doanh hiệu quả. Thời gian qua làm ăn thất bát giờ kêu khổ nỗi gì, mà cũng phải thôi, đường lối không rõ ràng, không được lòng dân thì...

Link kỳ I và kỳ II

http://baoyenbai.com.vn/?f=55833&c=215

http://baoyenbai.com.vn/?f=55870&c=215

--------------------------------------------------------------------------------------------

Gửi tác giả bài viết:

Bài viết của bạn Tuấn Anh viết khá hay, đặc biệt là kỳ I, ấn tượng ở cách viết ký sự có cả lời thoại của nhân vật được viết ra. Lâu lắm mới được tiếp xúc với thể loại ký sự này. Nhưng bạn viết ở góc độ tiếp cận cho doanh nghiệp quá nhiều, không hiểu có công bằng với những công nhân chè không? bản thân mình cũng là một người con của vùng chè Trần Phú- Văn Chấn- Yên Bái nhưng mình không trực tiếp làm công nhân.

Mình có những thắc mắc riêng mong những kỳ tới của bạn có thể tiếp cận gần hơn: nếu công ty chè Trần Phú lỗ hơn 300 triệu thì đã phá sản rồi. Bạn cứ về các lán chè các đội mà công ty chè Trần Phú làm cơ sở thu mua, bạn sẽ hiểu cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng thế nào, có khi nó chỉ là một cái nhà tranh vách bé tẹo, chông vênh, xung quanh toàn cỏ cây hoa lá. Đường xá thì lầy lội ngày mưa, sóc nảy lên ngày nắng, điện có cũng như không, tối nào cũng phải thắp đèn dầu dưới cảnh điện chập chờn không lên nổi? Vậy công ty chè Trần Phú đầu tư cơ sở hạ tầng ở chỗ nào? Đúng là có hiện tượng bán chè ngoài, người dân không bán chè cho công ty, chẳng qua cũng là cạnh tranh về giá, theo tâm lý bên nào mua cao hơn thì sẽ nhiều người bán Tuy nhiên vẫn có những công nhân vẫn tâm huyết với công ty chè mà không bán.Việc kiếm được đồng tiền từ bán chè khá vất vả. Mình thấy cả đời làm công nhân chè mà kinh tế có khá hơn được là bao.

Đường đất vùng chè. Chi Bảo ngất luôn khi trời mưa con đường này lầy lội, ùn một đống bùn nhầy nhụa mà Chi Bảo đi xe qua chắc ngã luôn.( Ảnh: Chi bảo)

Hiện nay, tại các đồi chè khu vực trần phú có hiện tượng các đoàn về khai thác, dò la và cắm cột mốc khai thác khoáng sản? không biết bạn và công ty chè Trần Phú có biết không mà mình thấy chính quyền chả có ý kiến gì? mặc dù đất là do nhà nước giao cho dân quản lý. Việc các đoàn về thăm dò khai thác là có dấu hiệu tranh chấp, vi phạm. Mình cũng học ngành báo chí, những rất tiếc mình không có thời gian để tìm hiểu sâu về mảnh đất mình sinh ra( Trần Phú) nhưng mình cũng bức xúc thay cho cuộc sống những người dân làm chè Trần Phú- quê hương mình. Mình rất mong bạn sẽ phát triển thêm đề tài ký sự này. cảm ơn bạn đã nghe góp ý!

Chi Bảo



3 nhận xét:

  1. khò khò, phóng viên được doanh nghiệp trả xièn để viết bài theo hướng mà doanh nghiệp muốn.

    Trả lờiXóa
  2. cũng có thể nói là vậy ?

    Trả lờiXóa
  3. Bạn nặc danh đã khẳng định lại còn để câu hỏi là sao? :(

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi