Tình cờ tìm kiếm thông tin về vi phạm bản quyền phần mềm, đọc được bài viết của nhà văn này mình thấy đúng và hay quá! Nhưng nói chung là là hơi quá! blog của nhà văn Phạm Viết Đào rất nhiều bài viết hay về các vấn đề chính trị và phân tích cặn kẽ từng chi tiết, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở blog. Đúng là ở blog có những sự thực rất trần trụi mà xã hội ta phải quên chúng hay bỏ qua chúng một cách có chủ ý! Thật là đáng buồn về tầm nhìn của những người lãnh đạo. Dưới đây là bài phân tích khá sâu nhưng không còn mới vì đã cách đây nhiều năm.
---------------------------------------------------------------------------------------
Một thông tin đang làm lao xao cư dân mạng, đó là việc google đề nghị thanh toán tiền bản quyền cho các tác giả Việt Nam có tác phẩm được google sử dụng; vì đây là thông tin trên mạng nên độ chính xác và độ tin cậy cần được kiểm chứng thêm…Theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern(Thụy Sĩ) năm 1886. Công ước
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne . Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne.
Qua vụ việc Google bắn tin không chính thức về việc thanh toán tiền bản quyền, chúng tôi xin nêu ra các nguyên tắc sau đây mà Google và Cục Bản quyền-Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần phải biết:
1/ Google là một công cụ tìm kiếm của một tập đoàn viễn thông của Hoa Kỳ; việc Tập đoàn này đã sử dụng nhiều thông tin của Việt Nam trong đó có việc số hóa các tác phẩm văn học-nghệ thuật-báo chí mà không thương lượng, ký kết và thanh toán bản quyền là một việc làm vi phạm Công ước Bern; do vậy nếu Tập đoàn này đặt vấn đề muốn thanh toán tiền bản quyền đối với việc sử dụng các thông tin của Việt Nam là hợp lẽ và là chuyện đương nhiên chứ đây không phải là khoản tài trợ, ban ơn;
2/ Việc đàm phán, thỏa thuận và ký kết này về nguyên tắc nếu Google quả thực có ý định này thì phải làm việc chính thức qua cơ quan công quyền Việt Nam tức Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chứ không thể tự móc nối với Trung tâm bản quyền tác giả trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Google phải đàm phán qua Chính phủ Việt Nam vì Chính phủ Việt Nam là cơ quan ký tham gia công ước Bern và chịu trách nhiệm và đủ quyền năng để thực thi việc bảo vệ tác quyền tác giả.
Còn như Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thấy cần thiết phải mời ai đó làm tư vấn, ủy quyền cho cơ quan hoặc cá nhân nào đứng ra đàm phán chuyện này thì Bộ này phải có quyết định chính thức, rõ ràng và phải chịu trách nhiệm về việc này trước Chính phủ.
3/ Về việc Google bấy lâu nay số hóa các thông tin của Việt Nam;“nghiễm nhiên như ruồi” sử dụng miễn phí các thông tin của Việt Nam; Điều này quả thật cũng đã giúp ích cho nhiều người trong đó co tôi về việc tìm kiếm các thông tin nhờ google; nhưng về mặt nhà nước Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chưa lên tiếng về việc xâm phạm quyền lợi quốc gia mình của Google là một hành vi: Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả thiệt cho đội ngũ tác giả Việt Nam trong đó có các nhà văn, nhà báo. Trong khi đó thì các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch lại đang “ cung cúc” đi truy quyét việc vi phạm “phần mềm vi tính” vi phạm bản quyền của một số Tập đoàn truyền thông Hoa Kỳ. Hiện nay Bộ Thông tin-Truyền thông đanh tranh giành cái việc được đi làm cái việc bảo vệ bản quyền phần mềm vi tính cho các tập đoàn truyền thông Hoa Kỳ với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; trong khi đó lại không Bộ nào đoái hoài gì đến quyền lợi, tài sản của quốc gia mình: đó là các thông tin đang được google số hóa ồ ạt, cập nhật và miễn phí…
Google đang cưỡi lên đầu lên cổ đội ngũ trí thức Việt Nam trong đó có các nhà văn để làm ăn; thế nhưng một cơ quan hưởng lương từ ngân sách, được mời đi họp nước ngoài nhiều để giao lưu, học hỏi và tiếp nhận thông tin đó là Cục Bản quyền tác giả lại không biết gì và thơ ơ trước quyền lợi của quốc gia mình bị xâm hại, chất xám của đồng bào mình đang bị sử dụng miễn phí ?
4/ Việc google nếu đúng là có ý đánh tiếng là sẽ thanh toán tiền bản quyền cho phía Việt Nam, một việc làm về lý là đương nhiên Google phải có trách nhiệm tuân thủ; về lý Cục Bản quyền tác giả chịu trách nhiệm đấu tranh, thương thuyết để đòi về bằng được cái quyền lợi của quốc gia mình bị google “móc túi”...
5/ Việc Google đưa ra một khoản tiền 400 trăm triệu USD để làm lóa mắt ai đó vì tưởng là lớn; tôi đồng ý với nhà văn Bảo Ninh đó là thái độ hỗn xược của Google; mặc dù hàng ngày tôi vẫn sử dụng sự giúp đỡ của Google trong công việc, không có google thì bản thân mình cũng cảm thấy gay go y nhưng không có điện thoại; tức là một mặt tôi vẫn biết việc Google có giúp mình, nhưng việc nào phải ra việc đó.
6/ Việc Google đánh tiếng qua mạng mà không thèm “ý kiến, ý cò gì”với Cục Bản quyền của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chứng tỏ Google rất “ khinh” cơ quan công quyền của Việt Nam; điều đáng buồn là phía Cục Bản quyền lại không biết là mình bị khinh mới nhục; Chứng tỏ Cục này không biết mình là ai và trách nhiệm đến đâu mặc dù vẫn hưởng lương và đi nước ngoài đều đều…
7/ Trong việc đàm phán để đạt một thỏa thuận công bằng cho cả phía Việt Nam và Google trong chuyện thanh toán bản quyền thông tin trên mạng cần có thái độ thực tế, tránh cực đoan như cách nói của nhà văn Bảo Ninh coi việc bắt tay, làm giá với Google là: Lợi bất cập hại…
Chúng ta không thể quay lưng với Google, quay lưng lại khác gì chúng ta tự cấm vận chúng ta. Cần phải đấu tranh, đám phán tìm giải pháp tối ưu cho cả hai phía: phía các tác giả Việt Nam và cả phía Google…
Về phía tác quyền của Việt Nam , các nhà văn của chúng ta cũng nên biết mình là ai: chúng ta không phải là Gabriel Garcia Marquez, là tác giả của Harry Porter mà đặt cái giá trên trời.
Hiện nay nhiều mặt hàng may mặc, tiêu dùng của Việt Nam muốn bán được đành phải chấp nhận thương hiệu của kẻ khác, chia lợi nhuận phần hơn cho người có thương hiệu mặc dù hàng do mồ hôi nước mắt của công nhân Việt Nam làm ra…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét