Truyện ngắn trần trụi bộc tạch hết đáy sâu của thể xác trần trụi. cách viết nổi bật cho phong cách hiện đại. Độ dài 10000 chữ với 4 tình huống lặp lại trong khoảng thời gian khác nhau. Đó là bị bóng đè và cưỡng hiếp. Cuối truyện là một kết thúc hết sức lạ lùng là nhân vật chính mang bầu với cái bóng đó ( mặc dù cái bóng đó là một cõi chết rồi). Hay đó chỉ là sự phản bội trong tâm tưởng nhân vật, tự nhận đó là con của bố chồng mình( tức là cái bóng đó). Được coi là truyện ngắn mang giọng văn sexy, ưa những điều quá trần tục trước bàn thờ tổ tiên, trước sự thiêng liêng của cả 1 dòng họ. Tuy nhiên ngòi bút diễn tả rất trung thực và sắc sảo từng chi tiết khiến rùng mình.
Truyện viết về một nhân vật nữ xưng tôi, có chồng sống tại Hà Nội. Gia đình êm đềm hoà thuận, kể cả chuyện ái ân cũng bình thường. Người chồng tên Thụ, có gia đình gốc ở quê, là con trai trưởng nên hàng năm Thụ phải đưa cả gia đình về quê cúng giỗ (mỗi năm 16 cái giỗ). Trong dịp về dự đám giỗ đầu tiên, người đàn bà về quê cùng chồng. Buổi tối, hai vợ chồng được chia nằm ngủ trên bộ phản trước bàn thờ tổ tiên. Trong bóng đêm mờ ảo đó, người chồng đã ngủ say, người đàn bà thấy mình bị bóng đè, trong suy nghĩ của cô, có thể cái bóng đó là của người cha chồng đã chết, trong sự sợ hải, cô lại có những cái rung động của thân xác, cái rung động tuyệt vời mà cô không có được cùng chồng. Chuyện này khiến cô nhớ mãi và mong đến những đám giỗ sau. Đám giỗ sau cô cũng bị Bóng Đè và cũng của cha chồng, ông nội chồng hay một ông già Tàu nào đó. Cô tiếp tục hưởng thụ 4 lần khoái lạc như vậy.
Lần thứ nhất bị bóng đè, H.D đã mô tả : “ Bộ đồ ngủ tự nhiên mở khuy trễ nải lạ lùng… Tôi đâm nghi hoặc, kín đáo luồn tay xuống dưới. Chất lỏng đẫm ướt sền sệt ngầy ngậy mông đùi, thấm nhầy chiếc quần lót mỏng..”
Lần thứ 2 nhân vật chính lại về giỗ và lại bị bóng đè : “Tia nhìn xéo sắc lạnh, hàm răng hơi nhô đanh ác đầy quen thuộc. Chưa kịp định thần, chiếc quần tôi đã bị kéo phăng bằng một động tác như ảo thuật. Mồ hôi rìn rịn bức bối hai đùi… Cố vùng vẫy, cằn đạp thoát cái nhìn của bà, tôi quên cả bóng đen đang nhinh nhích đã gần kề cửa sông con gái.” Hay đoạn nhân vật chính chạy ra đám những ngôi mộ tổ tiên và trần truồng phơi bày “Giật tung hàng khuy áo, cành hoa đỏ thẫm đứt đôi, tôi xoay vòng quanh mười một ngôi mộ. Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là đời sống, là hơi thở, là khí quyển. Mồ mả là quá khứ, là huân chương, là tổ quốc.”
Lần thứ 3 nhân vật chính lại về quê giỗ nhưng với tâm trạng hân hoan, khoái lạc, sung sướng với ý nghĩ về với tổ tiên về với bàn thờ có rèm đó ấy lại được hưởng sự hân hoan của bóng đè. Tác giả đã diễn tả ngày một tăng tiến về mức độ sexy của lần thứ 3 này: “Lúc đôi tay quờ xuống rà rẫm, tôi biết trước chiếc bóng muốn gì, thứ mà mọi đàn bà trên thế gian khi nằm ngửa đều biết…Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng, hơi thở dập dồn. Nó luồn sâu bóp từng mạch máu chảy sôi huyết quản con gái đôi mươi. Gương mặt sà sát vùng cổ như muốn hút sức sống tôi căng rứng. Rồi lồng ngực bỏng rát, tôi vỡ vụn. Nó đang banh trái tim tôi ra….. Hai bàn tay bạo lực hung hãn khoét sâu, ngoáy vòng. Tôi điên đảo, đau đớn, nộ cuồng rồi tôi cười gằn thỏa mãn với ý nghĩ mẹ chồng tôi cũng đã nằm trên tấm phản này cũng đã dang chân cho nó ngoáy vòng.”
Ngôn ngữ diễn tả khủng khiếp nói về sinh lý con gái: “thứ máu loang áo Thụ, thứ máu đen đặc mặt phản, thứ máu quện bệt đùi tôi không phải máu đàn bà mỗi tháng. Mà là máu tươi chảy róc từ vết thương rách toác bị đâm sâu hung bạo. Mọi người bảo tôi bị bóng đè, nhưng bóng đè chỉ là giấc mơ khi đang ngủ, còn tôi rã rời, hai đùi nhớp nháp máu trộn nước con gái…. Dừng cái nhìn nơi mảng áo đỏ con trai, nơi mặt phản ướt đen, bà ngẩng đầu bước thẳng đến bàn thờ kéo roạc tấm màn đỏ sang bên, châm lửa đốt nhang.”
“Ngón tay anh ve vuốt dịu dàng, người tôi mềm nhũn. Nhưng anh dịu dàng lâu quá, dịu dàng tôi không chịu nổi. Tôi muốn anh bóp nát, bục vỡ, tan oà chiếc nhọt. Một lần chồng vợ đã đời để quên hết. Ngón cái của Thụ cứ chờm hỡm trước cánh cửa dang rộng ẩm sâu. Tự nhiên tôi muốn buông một câu chửi thề, chửi thề một lần trong đời. Cánh cửa tự động cài khoá. Sao Thụ không cứ thế mà làm? Cứ thế cắm phập xuống. Cứ thế khoan sâu. Sao cứ chờm hỡm đấy mà dịu với chả dàng?”
Đoạn cuối
“Con tôi sẽ tiếp nối truyền thống Trung Quốc, sẽ tiếp tục thờ cúng bóng tối, sẽ tiếp tục banh dạng trên phản cho các liệt sĩ thoả mãn. Nếu là bé trai, con trai tôi sẽ bảo vệ cái bàn thờ, nếu là bé gái, con gái tôi sẽ tiếp tục hiến dâng cho những tấm huân chương.”
Những ngôn ngữ dã man và táo tợn đã xúc phạm chọc ngoáy sâu vào cái mà người Việt Nam tôn vinh đó là bàn thờ tổ tiên và anh hùng liệt sĩ, nhân vật chính bị hãm hiếp lại chính ngay trong gian nhà quê bên cạnh là bàn thờ tổ tiên và cái bóng đè đó chính là hình ảnh những người có bài vị trên bàn thờ, những chiến sĩ trong trận Nam Lào, liệt sĩ trận Điện Biên….Tình tiết truyện hiện rõ sự phản bội của người vợ ngay trước mặt chồng, mẹ chồng. Sự phản bội của người cha chồng đối với mẹ chồng, và hành đồng trái với luân lý là cha chồng cưỡng hiếp con dâu. Tất cả chỉ khuất lấp sau 1 cái bóng đó chính là những liệt sĩ trong trận Nam Lào, Điện Biên hay ông cụ cố mang dòng máu Trung Hoa. Một sự loạn luân trắng trợn.
---------------------------------------------------------
Nhận xét khác:
Bóng đè truyền đến người đọc một sự hoài nghi, một phép ẩn dụ thấm thía sâu sắc về thân phận người phụ nữ phảng phất như một ẩn dụ xa xôi về thân phận văn hoá Việt. Điều này có thể gây sốc đối với những người quanh năm quen tự vỗ về và mắc chứng yếu bóng vía. Khi truyện ngắn này được tung lên mạng, có rất nhiều forum lên tiếng xỉ vả và nhiều tờ báo có bài phê phán thậm tệ. Nhưng hãy đọc với một tinh thần tiến bộ và tự vấn, tự tri, có khi lại thấy thú vị vì ta được đi trên những bất ngờ của thể nghiệm, của những công phá trong ý tưởng và cả những ma mãnh đáng trân trọng khi văn chương biết “tháo cũi sổ lồng” khỏi những quy phạm cũ. ( nhà văn Nguyên Ngọc)
Chính cái chi tiết người con gái cong mình lên hình chử S đã phần nào làm bật ra vấn đề mà nếu không tin tường sẽ khó nhận ra.
Tôi đọc lại "Bóng đè" những ba lần và dần dần hiểu rõ hơn thâm ý của tác giả. Tôi tin ĐHD không hơi đâu mà bỏ thời gian để viết chuyện "kinh di", người chết hãm hiếp người sống. Cái văn hoá của Việt Nam bị ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ Trung Quốc, dị hợm mà theo tác giả miêu tả khi bịhãm hiếp: bất lực, vừa chống cự vừa chấp nhận để rồi cho ra 1 đứa con từ hành động loạn luâ... là điều mà tôi hiểu được từ tác giả nữ này truyền tải. Có thể tôi hiểu sai nhưng đọc kỹ lại "Bóng đè", tôi ngờ ngờ mọi người bị ĐHD "qua mặt" cái vù mà không hay. Một người khôn khéo và sắc xảo như ĐHD không phải nói chỉ cần nói: "Tôi không quan tâm họ bàn luận gì về tác phẩm của mình" là xong. Nếu vội tin điều ấy và nhiều điều tương tự, bạn sẽ thất vọng!
hehe, cuốn này mình cũng có, nói chung đọc chả hiểu tâm lí nhân vật, chỉ biết cách thể hiện cảm hứng TD của tác giả hay
Trả lờiXóaTôi cũng thích cách viết này.Táo bạo! cảm hứng mới lạ
Trả lờiXóađúng là ông tác giả điên rồ.chỉ đọc giới thiệu thôi là tao đã lộn ruột lên rồi.đúng là phỉ báng một cách quá đáng và trắng trợn.ko biết lão nhà văn chết tiệt ấy có bao nhiêu phần trăm hiểu biết về chiến tranh và sự mất mát mà lại có thể viết ra một câu chuyện kinh tở như thế chứ.thế khác gì phỉ báng những linh hồn liệt sĩ đã ngã xuống.đúng là một lão nhà văn ăn xong rồi chỉ biết ngồi mà bới móc tổ tiên một cách thái quá.thật thương tiếc cho cả một thế hệ đã hi sinh và thương tiếc cho cả một thế hệ nhà văn việt nam chan chính
Trả lờiXóaNặc danh ơi, không phải lão nhà văn mà là cô nhà văn. Nhầm trầm trọng
Trả lờiXóaxin chào tất cả các bạn trong blog.
Trả lờiXóatôi đã đọc bóng đè có thể nói là ky.thế nhưng tôi nghĩ chung ta sẽ chẳng bao giờ hiểu hết dụng ý của nhà văn.
khơng biết cac bạn đọc văn như thế nào, với tối đocj văn chỉ đơn janr là để cảm thụ văn học,đẻ có thể tìm ra cái hay cái đẹp xen lẫn cả cái xấu trong văn.chi để hiểu biết về mọt cái j đó mà nó có thể diễn ra trong cs đời thường hay ko co thật.tế nhưng tôi muốn biết dù có thật hay ko dưới con mắt của những nhà văn nó sẽ ntn?
với câu chuyện bóng đè tôi có cãm jac đay là 1 câu chuyện vô kung ẩn y?"nằm ngay cạnh chồng mà vẫn có con với người khac" đây chính là 1 luân điểm mà tôi đưa ra hy vong các bạn sẽ bàn luân về điều đó rồi tôi sẽ nói suy nghĩ kua mình về luận điểm này
và các bạn hãy đọc truyện va suy nghĩ kỹ đàu dề tác phẩm.ko phải tự nhiên tg chọn "bóng đè"là tiêu đề.mỗi chúng ta se chỉ có 1 cái bóng.và cái bóng đó sẽ jong ta như đúc.qua đó tg muốn nối người cha của đứa trẻ kia cũng vô kung gióng mẹ của nó về bản chất."nguu tầm nguu mã tầm mã"
mình hy vọng có thể dc đoccj nhiều bài của các ban
hiếu anh
nguyenhieuanh_f2@yahoo.com
Có người coi đó là dị hỡm, ghê tởm vì người đó không biết tiếp nhận ý đồ tác giả ngoài những gì mà bạn đó đọc, không thoát ra được những dòng văn sex. vì sao lại đặt là bóng đè, nền văn hóa Việt Nam bị 1000 năm đô hộ của Trung Quốc, và cho đến tận bây giờ hình bóng, phong tục, lê nghĩa vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của Trung quốc phong kiến đó. Và nhân vật tôi đó đã vượt qua nếp nghĩ phong kiến, vượt qua tục lệ tôn nghiêm của nền văn hóa “bóng” đó để được là chính mình.
Trả lờiXóaTôi ko khen truyện ngắn này nhưng tôi lại khâm phục ở cách viết của HD, lạ lùng, lôi cuốn, bứt phá ở ngôn ngữ, lối viết.