Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Du lịch Đồng bằng Sông Hồng: “vùng sâu vùng xa lắm”

Chi Bảo Nằm cách trung tâm Nam Định trên 50km nhưng phải mất hơn 2 tiếng đi xe mới đến VQG Xuân Thủy lại với đoạn đường sóc, gập gềnh bụi mù,
nhiều ổ gà, đang được đào xới nham nhở từng chỗ, nghĩ đến phát triển du lịch ở nơi này cũng đáng lo ngại. Cách đây 2 năm Viettravel đã từng nghiên cứu và phát triển tour du lịch Hà Nội - VQG Xuân Thủy, nhưng dự án này đã thất bại vì những khó khăn khách quan trên.
đoạn đường 21A đoạn Giao Thủy – Nam Định
Chiếc xe của đoàn đã đặt bánh đến địa phận huyện Giao Thủy ( chính là địa bàn VQG Xuân Thủy) thế nhưng không thấy có biển chỉ dẫn cụ thể đến VQG, đến đoạn ngã ba ngã tư nào là Bác Tài lại ngó ra cửa sổ hỏi thăm đường đi, có người chỉ đường nhưng lại có người lắc đầu không biết. Vất vả với đoạn đường sóc cộng với việc đi nhầm đường đoàn chúng tôi đến muộn ngoài dự kiến hơn 1h đồng hồ.
Nằm trong vùng đệm của VQG, xã Giao Xuân có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với du lịch sinh thái. 2006-2007 VQG đã cùng với Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD) có tiền thân là IMA triển khai dự án: " Xây dựng mô hình du lịch sinh thái (DLST) trên cơ sở cộng đồng tại khu vực xã Giao Xuân, thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ" nhằm tạo lập một sinh kế thay thế mới, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn & phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Với những tiềm năng phát triển du lịch văn hóa phi vật thể (cộng đồng) rất hấp dẫn với sự liên kết mô hình du lịch phát triển sinh thái VQG Xuân Thủy hứa hẹn nhiều thành công trong việc phát triển kinh tế vùng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Văn hoá phi vật thể xã Xuân Thủy gồm: “hệ thống kiến trúc truyền thống đan xen hoà quyện  với các công trình kiến trúc hiện đại như Nhà bổi, nhà thờ cơ đốc, cảng cá, chợ chiều, khu thị tứ sầm uất, các điểm sản xuất nước mắm truyền thống, khu làm chậu hoa cây cảnh, các sản phẩm du lịch độc đáo ( nem nắm, gạo tám thơm, ngao, hát dân ca...) cùng với tấm lòng rộng mở của người dân biển quen đối diện với biển trời bao la...” . Tour sinh thái tự nhiên và nhân văn đậm đà màu sắc từ một làng quê ven biển tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước và nền văn hoá mở đất sẽ tạo nên sức hấp dẫn không nhỏ đối với các du khách là người thành phố và cả đối với khách quốc tế.

 hoạt động xem chim dành cho du khách.( ảnh: VQG Xuân Thủy)

Trên kế hoạch là vậy, khi hỏi anh Ánh ( quản lý tài nguyên VQG ) về tình hình các dự án đầu tư du lịch sinh thái cùng như cơ sở hạ tầng cho VQG thì cũng chỉ mới trên dự án, còn thực tế các dự án đầu tư vật chất rất ít, mãi vẫn chỉ là một cái lắc đầu và câu hỏi lớn “vốn ở đâu?”. Mà nếu có vốn đầu tư thì chắc gì có mấy du khách mặn mà với việc vượt qua đoạn đường quốc lộ 21A kia để thăm quan, VQG vẫn còn “vùng sâu vùng xa” lắm!
Khảo sát thị trường du lịch văn hóa, cảnh quan qua một số tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam...một thực tế đáng buồn là du lịch các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng còn sơ khai, tiềm năng nhiều lắm mà chưa thấy đầu tư? Các nhà đầu tư không tìm thấy danh lam thắng cảnh hay là do chính sách phát triển du lịch vùng? Tự dưng lại nghĩ đến Lễ hội văn hóa ĐB sông Hồng vừa mới diễn ra đã làm thay đổi được nhãn quan về phát triển du lịch vùng sông Hồng chưa?

Chi Bảo




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi