Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

90% là dùng lậu

Chi Bảo  Cầm vài chục nghìn dạo khắp dọc đường Tạ Quang Bửu, chợ Trời ( phố Huế) , Lê Thanh Nghị hay dọc đường Lương Thế Vinh là có thể sở hữu hàng chục đĩa phần mềm “xịn” để sử dụng. Những phần mềm có bản quyền chỉ cần một lần “phát tán” là cư dân mạng có thể tải về dùng và
crack … 
    Năm 2004, Việt Nam chính thức tham gia công ước Berne về sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Theo đó hàng loạt các lĩnh vực khác cũng phải đăng ký bản quyền. Chính vì thế mà cục sở hữu trí tuệ ra đời.
Phần mềm quản lý nội bộ
Hiện nay, nhiều công ty, cơ quan, doanh nghiệp mua bản quyền phần mềm quản lý nhân sư, quản lý văn phòng, dữ liệu của cơ quan đó, còn lại hầu hết là dung lậu, crack ở những phần mềm mang tính cơ bản mà bất kỳ máy tính nào. Anh Phạm Ngọc Hùng tại công ty dịch thuật Viêt (Tôn Thất Tùng- Đống Đa) cho rằng: “Với quy mô nhỏ của công ty mà mua bản quyền tất cả thì rất đắt, có mua thì chỉ mua Windows. Nhưng nếu như tất cả cùng công bằng thì bản thân sẽ mua như mọi người. Còn tất cả những ứng dụng văn phòng khác đều có thể dùng mã nguồn mở miễn phí, không nhất thiết phải có bản quyền.”
Anh Phong kỹ thuật viên Viettel đang làm việc tại 234 Nguyễn Bính –TP. Nam Định cho biết: “Hiện tại chi nhánh có dùng bản quyền một số phần mềm như OMT R35_7, phần mềm quản lý nhân sự riêng, phần mềm Noc pro trong việc giám sát trạm BTS”.
Trần Hào, Giám đốc công ty cổ phần công nghệ VIC chuyên viết và bán sản phẩm phần mềm doanh nghiệp như kế toán, quản lý doanh nghiệp nhà hàng nhận định rằng: “Thông thường những phần mềm quản lý dữ liệu hay thông tin, nếu dùng lậu thì nguy cơ mất thông tin sẽ rất cao nên hiếm có doanh nghiệp dùng lậu quản lý, thường dùng lậu là phần mềm tiện ích dùng cho cá nhân”.
Theo thống kê, ở Việt Nam có tới hơn 90% phần mềm được sử dụng là vi phạm bản quyền. Hầu hết các công ty cung cấp bán lẻ máy tính, siêu thị máy tính khi bán cho khách hàng vô hình đã hướng dẫn người sử dụng mới của mình sử dụng phần mềm crack như Lạc Việt, IDM, Vietkey, Avira antivir, Microsoft office 2003, TotalVideoconverter…Những chương trình khuyến mại tặng các sản phẩm phần mềm bản quyền chưa đánh vào ý thức tìm hiểu của những khách hàng mới, họ chưa biết hoặc biết ít về những khái niệm phần mềm, phần cứng, cấu tạo máy, bên kĩ thuật làm gì thì họ biết đó.
Là sinh viên Khoa chính trị( Học Viện báo chí tuyên truyền) Trần Hoàn lần đầu mua máy tính cũng được tặng phần mềm Bidefender miễn phí sử dụng 1 năm, còn hệ điều hành win lại là bản dùng thử nên sau 1 tháng phải Hoàn phải cài lại hệ điều hành.
Một PC cá nhân bao gồm cả hệ điều hành và những phần mềm thiết yếu nhất để vận hành máy thì ít nhất cũng phải từ 5 ứng dụng trở lên. Việc mua bản quyền tất cả những ứng dụng này là điều khó khăn. Không còn giải pháp nào hơn là mua đĩa chương trình về cài, giá bán từ 5000-10.000/ chiếc. Những các phần mềm bản quyền này bán tràn lan được tải từ trên internet về hoặc dưới hình thức sao bán từ 1 đĩa bản quyền gốc tại các cửa hàng băng đĩa.
 Xu hướng người dùng sẽ chuyển sang sử dụng mã nguồn mở miễn phí trong thời gian tới là rất cao, đó là những phần mềm miễn phí thay thế những phần mềm có bản quyền, ví dụ như bộ gõ tiếng việt vietkey chuyển sang dùng unikey hay Xvnkb, bộ soạn thảo văn phòng Microsoft chuyển sang dùng OpenOffice, công cụ nén files  WinZip WinRAR sang dùng 7-Zip, hệ điều hành Microsoft Windows XP/Vista chuyển dùng Fedora Linux Ubuntu Linux…

Biên pháp xử lý chưa cụ thể?
Hiện tại chưa có ban quản lý nào thực hiện độc trách nhiệm xử lý bạn vi phạm bản quyền phần mềm hiện nay, mà mới chỉ dừng lại công nhận bản quyền ở Cục sở hữu trí tuệ.
Theo luật sư Thiên văn phòng Luật sư Bạch Minh ( Nguyễn Chí Thanh- HN) hiện nay văn bản pháp lý chuyên ngành là luật sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành cơ quan xử lý về hành chính là thanh tra văn hoá thông tin, về tố tụng là toà án, còn riêng về bản quyền phần mềm chỉ có quy định chung như đối với các tác phẩm khác. Cơ quan thanh tra phát hiện hành vi vi phạm và xử lý hành chính. Những phần mềm crack tràn lan hay đĩa mềm lậu như hiện nay thì người  sử dụng chắc chắn là vi phạm luật.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng văn phòng luật sư giải phóng ( Quận 3-Hồ Chí Minh) cho biết đã có hành lang vi phạm bản quyền phần mềm bao gồm luật sở hữu trí tuệ, bộ luật dân sự, luật công nghệ thông tin. Tuy nhiên việc xử lý còn khá chung chung, chưa rạch ròi từng mảng và lĩnh vực xử lý dẫn đến việc phát hiện ngăn chặn bản quyền phần mềm còn khá lơ là.
Anh Hùng công ty Dịch thuật Việt cũng cho hay : “Chưa thấy có bất cứ chính sách hay động thái nào có hiệu quả. Người dùng máy tính vẫn có thói quen dùng chùa, miễn phí. Để thay đổi là rất khó, phải có chế tài thật sự đủ mạnh, phải giống như bắt buộc người điều khiển xe phải đội mũ bảo hiểm. Điều khó khăn là giá thành các sản phẩm bản quyền còn cao so với thu nhập bình thường của cá nhân, phần mềm Việt và nước ngoài đều dao động ở mức giá trên 200.000. Từ điển Lạc Việt  mtd 250.000, bkavpr 300.000, hệ điều hành từ 300-500.000”.
Vậy thì khi nào người tiêu dùng Việt Nam mới có thói quen dùng hàng có bản quyền?
Tham khảo điều 200 luật sở hữu trí tuệ Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Bài này gửi cho báo Bưu điện nhưng bị loại không được đăng, hẩm hiu quá, thôi thì đăng trên Blog vậy.
Chi Bảo








5 nhận xét:

  1. copy hay tự viết ra đấy.
    tự viết hả. thì bái phục đó. mới ốm dạy mà ham hố thế. mà hôm làm bài phát thanh thấy Chi bảo thao tac ngoay ngoáy đấy chứ. chậc. tiếc thế. giá trc ngày tán Chi BẢO THÌ HAY BÍT MẤY. KEKE

    Trả lờiXóa
  2. Ớ, đích thị nặc danh là ở nhóm phát thanh của mình rồi, mà nhóm phát thanh của mình chỉ có mỗi bạn Nam ( hé hé, biết ai rồi nhé)? thế giờ tán đi mau lên ko là ko đổ được đâu, rễ mọc chắc lắm rồi ;))

    Trả lờiXóa
  3. tớ thấy đa phần các bạn bi h đều í thức mua bản quyền phần mền để dùng, nhất là mấy soft mới ra kiểu window7 OS, bkpro, lạc việt ... nhưng đa số í lại thường là ko biết nhiều về IT, chỉ là những ng dùng phổ thông thôi nên họ thường vứt máy nhờ dân IT bọn tớ, mà bọn tớ là những thằng chuyên đi buôn lậu soft => 90% ng tiêu dùng vi phạm bản quyền =))

    Trả lờiXóa
  4. bài viết hay của người bạn cũ. Hic hic

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Nguyễn Đức Linh, hóa ra đây là tên thật của Con quỷ đỏ blog àh ;)

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi