Câu châm ngôn:

Tự nói rằng:
"Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông và tôi cũng không yêu ai lần thứ 2."
By Chi_bao

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Sinh viên “bán duyên”: Ăn ngon mặc đẹp vẫn tủi thân

Chi Bảo Được “ăn ngon mặc đẹp”, được đón tiếp nồng hậu, công việc thì nhẹ nhàng, lại có cơ hội kết bạn đã đè bẹp quan niệm “mất duyên” truyền thống…




Đội bê tráp "đẹp như mơ" do Kiên lập ra
      Sinh viên mở dịch vụ nghề

Mai Công Kiên ( Phường Kiến Hưng - Hà Đông - HN) sinh viên năm 4 Học Viện hành chính Quốc Gia cùng nhóm bạn thành lập tổ chức kinh doanh của sinh viên Học Viện Hành Chính Quốc Gia chuyên về dịch vụ bê tráp lễ hỏi, dịch vụ lễ tân hội nghị, sự kiện, triển lãm, các dịch vụ trọn gói như trang trí xe hoa, làm cổng bóng, dịch vụ vệ sinh văn phòng,  gia sư… tạo rất nhiều việc làm thêm cho sinh viên trong và ngoài trường. Anh chia sẻ: “cách đây 2 năm, nghề bê tráp là một nghề rất mới, chỉ dừng lại ở hình thức nhờ vả người thân quen bê tráp ăn hỏi, nhưng dần dần nhu cầu nảy sinh thuê người bê tráp trong những ngày trọng đại khi nhiều gia đình không có điều kiện về đội ngũ nhân lực. Từ đó đến bây giờ mới hình thành các tổ chức, văn phòng cơ sở và dịch vụ trọn gói”.
      Có rất nhiều bạn sinh viên tham gia làm cộng tác viên vì không mất nhiều thời gian, sức lực mà có thể kiếm được thêm thu nhập trong thời gian rảnh rỗi. Ngoài ra còn được phong bao lì xì theo tục lệ cưới hỏi khiến nhiều bạn rất thích tham gia. Công việc tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, làm việc chu đáo cho sinh viên,  ngoài ra có thêm kinh nghiệm giao tiếp như tiếp nước, nói chuyện…
Dương Thị Quý ( lớp KH7A - Học viện hành chính quốc gia Hà Nội ) cho biết: “Mình bắt đầu làm thêm nghề này từ năm thứ hai. Do không đủ tự tin truyền đạt và khối lượng kiến thức để làm thêm gia sư nên đã chọn nghề này không tốn nhiều thời gian, sức lực, lại tạo cảm giác tự tin và quan trọng làm chủ được thời gian rảnh rỗi.”
Công Kiên cũng phải xắp xếp lịch liên tục để tránh không trùng với thời gian học trên lớp khi mà thời gian này đang là mùa cưới: “ nhiều đơn đặt hàng, nhưng gặp rắc rối là bị trùng quá nhiều vì xu hướng chọn ngày đẹp, vì thế có ngày làm không hết việc có ngày không có việc để làm. Khi đó, phải tập hợp cộng tác viên, liên hệ phân công mỗi địa điểm một người quản lý, có thông tin gì phải báo lại và xử xý”.
Năng động nắm bắt thị trường, nhiều sinh viên tự mở trung tâm dịch vụ bê tráp cưới hỏi do sinh viên lập ra như An đức ( Cầu Diễn ), Hương Ly (Đống Đa) … liên hệ sinh viên rất nhiều trường tham gia. Giá các dịch vụ này dao động từ  70-80.000 người/ ca. Anh Trần Đức ( An Đức ) : “ Hình thức dịch vụ này không vi phạm pháp luật mà lại cho mình kinh nghiệm kinh doanh, làm việc, trở nên năng động hơn.”.
 Nhóm sinh viên này khai thác triệt để hình thức dịch vụ quảng cáo, rao vặt qua mạng internet, ngoài ra còn phát tờ rơi, dựa vào nguồn bạn bè giới thiệu…khách hàng không chỉ có khu vực Hà Nội mà khách địa phương các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây cũ… Mọi khâu như trang điểm, trang phục, xe cộ đi lại, liên hệ tất cả nhóm đều phải tự lên kế hoạch chương trình, khiến rất nhiều gia đình hài lòng, giảm gánh nặng ngày cưới đi rất nhiều.
 “Bán duyên” nhưng có duyên
Khi nhắc đến quan niệm bê tráp sẽ mất duyên, sinh viên cho rằng quan niệm đó không quan trọng, bạn Quý cũng khẳng định: “ Mình không nghĩ là mất duyên, có nhiều lứa anh chị trên mình đi trước vẫn hạnh phúc, vẫn đến được với nhau. Câu nói đó chỉ là cửa miệng thôi ”.
Nguyễn Văn Tuyền ( Dịch Vọng – Cầu Giấy) tậm sự: “rảnh thì mình đi bê tráp, mình thấy nghề này rất hợp lý, phù hợp, không vất vả, phát tờ rơi vất vả hơn. Hầu hết sinh viên đều so sánh bê tráp với gia sư và phát tờ rơi, và lựa chọn của các bạn là bê tráp vẫn thích hơn”.
Nguyễn Thị Thái Hà ( lớp KH7G - Học viện hành chính quốc gia Hà Nội )cho biết: “ tuy mới làm nghề được thời gian ngắn nhưng được giao lưu với rất nhiều thanh niên các bạn trường khác, tỉnh khác, vì thế trở thành bạn bè thân thiết. Một việc làm thêm mà không phải qua môi giới hay mất thời gian thử việc, lại có thể chủ động thời gian. Mỗi lần bê tráp ít nhất được 60.000 và mỗi tháng có thể kiếm được ít tiền tiêu vặt, việc lại nhàn, được ăn mặc đẹp, chụp ảnh, lúc đỡ tráp thì đã có các bạn nam gánh hộ nên rất nhẹ nhàng. Dù làm nghề coi là “bán duyên” nhưng không ít người sau khi bê tráp đã tìm được tình yêu cho mình vì có cơ hội giao lưu, nói chuyện.”.
Tuy nhiên trong quá trình làm việc, nghề “bán duyên kiêm luôn cả nghề đóng giả người thân. Có gia đình khuyết thiếu người thân, họ cũng đề nghị thuê người thân trong ngày trọng đại cho đúng lễ nghĩa. Gặp hoàn cảnh như thế anh Kiên kể: “ lúc đó rất bất ngờ và khó khăn vì đội mình không có dịch vụ đó, nhưng vì đó là yêu cầu của khách hàng mình cũng phải liên hệ và giới thiệu tới các trung tâm dịch vụ khác”.




Mai Công Kiên trên giảng đường
Thái Hà cũng cho biết làm nghề nhiều cái lợi nhưng vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại, khó khăn : “nghề này không ổn định, chỉ có thời gian đều vào mùa cưới. Lại hay bất ngờ, không cố định thời gian. Công việc đòi hỏi phải đến đúng giờ mà địa chỉ lại không dễ tìm. Gặp gia đình chu đáo thì rất nhàn, nhưng có những gia đình chưa hiểu được công việc này mà giao thêm việc vặt nên mất nhiều thời gian, có thái độ hách dịch bày ra thêm việc cho chúng mình làm, số tiền thuê kia không đáng. Lại nhiều người nói làm nghề “bán duyên” cũng hơi tủi”.
Một vài sự cố cười ra nước mắt Thái Hà cũng kể: “ theo như lịch phân công, mình đến một gia đình ở Long Biên ( ngay đường Nguyễn Văn Cừ ), nhưng xuống nhầm địa chỉ số nhà. Nếu đúng ra phải đi bộ khoảng 1km nữa, nhưng vì muộn đã trèo qua thanh chắn làn đường sang đường cho nhanh, lúc trèo vừa ngại vừa lo bị ngã nên chân cứ run. Cũng may là hôm đó không sao cả”.
Cái mất của …thuê
Đối ngược với thành thị, trở về những làng quê ngoại thành Hà Nội như Chương Mỹ, Ứng Hòa, Sóc Sơn… vẫn còn giữ nguyên tục lê bê tráp với tính chất thân thiết, họ hàng. Gia đình trẻ anh Hòa ( Ứng Hòa – Hà Nội ) mới tổ chức cưới cách đây 2 tuần nhưng lại ấm cúng và thân thiết, anh và chị tổ chức tại gia đình, nhờ bạn bè, các em hàng xóm giúp đỡ đại diện cho nhà trai nhà gái bê tráp. Thanh niên xóm làng, bạn bè thân thiết lại có dịp gặp gỡ giao lưu sau thời gian thất lạc, hay chưa có dịp làm quen mặc dù “ hai nhà cách nhau một dậu mùng tơi” được dịp trò truyện, tạo sự gắn kết xóm làng, quan hệ bạn bè trong một gia đình.
Thái Hà tóm tắt công việc của mình : “khi có khách hàng người chủ nhóm sẽ liên hệ, cho địa chỉ rõ ràng, không cần biết nhiều gia đình đó thế nào chỉ cần làm tốt công việc của mình là đủ, cũng không để ý hỏi tên mọi người trong gia đình”.
Hà Mạnh Linh ( khoa công nghệ Thông tin – ĐH QGHCM – Cơ sở Hà Nội): “ mình đã từng bê tráp, thường là người quen nhờ mình thì đi cho vui, sau này còn biết cách tự tổ chức cho mình. Còn thuê thì mình thấy hơi buồn cười. Ví dụ như người không quen biết gậy cảm giác xa lạ, không có cảm giác an toàn, thiếu tinh thần”.


Chi Bảo
Bài được đăng trên Bee.net.vn( đây là bài nguyên gốc)








4 nhận xét:

  1. Em ơi sao không đồng nhất một nick đăng bài thôi, hai cái lẫn lộn cả.

    Chắc đang muốn lăng xê thaibinhnews hả

    Trả lờiXóa
  2. hi hi, a nói chỉ có chuẩn không cần chỉnh. hi hi, em vẫn chưa thống nhất được khi nào dùng tên thật khi nào dùng kên kí danh nè. hic.

    Trả lờiXóa
  3. bạn hãy nghĩ lại xem viết như thế này đã thực tế chưa? mới có 2 , 3 người bạn kể vài chuyện như thế mà đặt cái tựa đề thế kia à?
    rất là quá đáng và có vẻ ko tôn trọng người khác.

    Trả lờiXóa
  4. mình không muốn nhắc nhiều đến chuyện này nữa, tóm lại là mình viết một đằng, bị biên tập thành một nẻo. Theo đúng như mâu thuẫn trong ngành là Phóng viên và biên tập viên bao giờ cũng mâu thuẫn nhau, và mình đã gặp phải 1 biên tập không hẳn tồi mà thực sự thích giật gân. hêt

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails

Người theo dõi